
Tiêu chí chấm điểm các công trình dự thi
Các công trình phải thể hiện được tính đổi mới sáng tạo, có hiệu quả kinh tế - xã hội và có khả năng áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh; được Hội đồng chuyên môn (do Ban Tổ chức thành lập) đánh giá dựa trên 03 nhóm tiêu chí sau:
-
Tính đổi mới sáng tạo: Là công trình có các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý không trùng lặp với các công trình đã công bố.
-
Hiệu quả kinh tế - xã hội: Là lợi ích kinh tế trực tiếp thu được sau khi thực hiện công trình hoặc được thể hiện dưới dạng tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khoẻ, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ môi trường…
-
Khả năng áp dụng: Là công trình có khả năng áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.
Cách thức tính điểm và đánh giá công trình
-
Điểm của mỗi công trình dự thi bao gồm:
- Điểm chấm của Hội đồng chuyên môn: Tối đa 80 điểm
- Trong đó:
- Tính đổi mới sáng tạo: Tối đa 20 điểm.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Tối đa 30 điểm.
- Khả năng áp dụng: Tối đa 30 điểm).
- Điểm bình chọn của cộng đồng: Tối đa 20 điểm (được tính bằng 20 nhân với số phiếu bình chọn công trình tham gia đăng ký rồi chia cho số phiếu bình chọn cao nhất; được làm tròn số đến hàng phần mười).
-
Đánh giá, xếp loại công trình đoạt giải
a) Công trình đoạt giải phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:- Lựa chọn theo thứ tự điểm số từ cao đến thấp cho đến khi hết cơ cấu giải thưởng.
- Được ít nhất 2/3 số thành viên Ban Tổ chức cuộc thi bỏ phiếu đồng ý.
b) Trong trường hợp công trình dự thi có tổng số điểm bằng nhau thì chọn hồ sơ có điểm chấm của Hội đồng chuyên môn cao hơn. Nếu các công trình dự thi có tổng số điểm bằng nhau và điểm chấm của Hội đồng chuyên môn bằng nhau thì việc lựa chọn do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.